• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Ngày Phật thành Đạo

Thứ năm - 02/01/2020 10:37


 

Ngày 08/12 Âm lịch là ngày được cho là Đức Thích Ca thành Đạo, đạt đại giác ngộ thành Phật.

 

1. Phật thành Đạo, Phật đại giác ngộ còn được gọi là Cứu cánh giác (究竟覺 - 구경각). "Giác" là giác ngộ, còn "cứu cánh" là cuối cùng, tức "Cứu cánh giác" là sự giác ngộ cuối cùng, rốt ráo, hoàn toàn, là mức cao nhất. Vẫn nhiều người Việt Nam nhầm "cứu cánh" là chỗ bấu víu thoát nạn.

 

2. Phật giáo cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất thời điểm các sự kiện liên quan đến Phật Thích Ca.

 

Riêng về Ngày thành Đạo, hiện có một số thuyết:

 

- Phật giáo Nam Tông cho rằng Phật Thích Ca đản sinh, thành Đạo, nhập diệt vào cùng một ngày là 15/4 Âm lịch và họ gọi tháng Tư Âm lịch là tháng Vesakha và coi ngày 15/4 Âm lịch là Tam Hợp (Triple Festival).

 

- Phật giáo Bắc Tông thì có 3 thuyết:

+ Ngày 08/2 : Theo kinh Quá khứ, hiện tại Nhân quả và Trường A Hàm thì đó là ngày 08/02 lịch Ấn Độ.

 

+ Ngày 08/4 Âm lịch: theo kinh Phật Bát Nê hoàn và kinh Bát Nê hoàn thì ngày 08/02 của lịch Ấn Độ khi đó là ngày 08/4 Âm lịch của Trung Hoa bấy giờ.

 

+ Ngày 08/12 AL: theo kinh Trường A Hàm, Chiết Nghi luận, theo Đại Tống Tăng tứ học, lịch nhà Chu thì khi đó, tháng 02 của Ấn Độ là vào tháng Chạp của Chu lịch bên Trung Hoa.

 

Hiện nay, Bắc Tông thống nhất lấy ngày 08/12 Âm lịch hằng năm là Ngày Phật thành Đạo.

 

3. Theo Bắc Tông thì trong nhiều nguyên do để Phật Thích Ca thành Đạo thì có nguyên do quan trọng nhất, đó là từ bỏ tu khổ hạnh (cực hữu), không quay lại buông thả (cực tả) mà chọ tu trung đạo, như dây đàn chùng quá thì không phát ra tiếng, căng quá thì đứt, vừa là ổn nhất. Trung đạo mới là phá Chấp, phá thiên kiến, định kiến là bước đầu tiên của quá trình đạt giác ngộ. Về tu hành cũng thế, về mọi sự khác trong cuộc sống thường ngày cũng vậy.

 

Dương Chính Chức

 

Từ khóa: n/a

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.