• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Mùa đông nói về cảm cúm

Thứ sáu - 03/01/2020 09:54

 

Cảm cúm là bệnh hay gặp, đến mức người ta thường bảo nhau là “nhức đầu xổ mũi qua loa, vài ba ngày là khỏi”. Nói như vậy để ám chỉ rằng đây không phải là vấn đề y tế nan giải. Tuy nhiên gần đây, do cách hiểu sai về nguyên nhân dẫn đến cách chữa chạy sai đối với cảm cúm lại làm cho tình trạng cơ thể xấu đi và tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển.

Những điều dưới đây chỉ là tóm tắt từ một ý nhỏ trong cuốn sách “Ung thư không phải là bệnh – mà là cơ chế sống còn” (Cancer Is Not A Disease - It's A Survival Mechanism) của Bác sỹ Andreas Moritz. Cuốn sách này có bản gốc bằng Tiếng Anh đã được dịch ra Tiếng Việt.

Theo Moritz, cảm cúm là một phản ứng cơ bản của cơ thể để chống lại tình trạng ứ đọng chất thải quá mức trong các mô và niêm mạc thuộc hệ hô hấp trên như họng, mũi, xoang, phế quản và phổi. Chất thải này được hệ tuần hoàn máu của cơ thể đưa đến đây để chờ đợi cơ hội được đào thải ra ngoài qua đường hô hấp. Các chất thải này chính là các tế bào chết trong cơ thể, và là lượng dư thừa các chất đến từ hệ tiêu hóa. Khi khối lượng chất thải tăng lên đột biến mà khâu giải phóng bị trì trệ, cơ thể bắt buộc phải để cho chúng phân hủy tự nhiên với sự can thiệp của vi khuẩn có trong không khí. Các triệu chứng như sốt, hắt hơi, xổ mũi, vân vân chỉ là sự thể hiện của quá trình đào thải chất thải trong hệ thống hô hấp mà thôi.  

Y học hiện đại thiên về chữa triệu chứng, cho nên các bác sỹ thường hay kê đơn kháng sinh để diệt vi khuẩn và cho uống thuốc giảm sốt cho bệnh nhân.  Họ không biết hoặc cố tình giấu đi một thực tế là, sốt là quá trình sinh nhiệt trong cơ thể khi các vi khuẩn đang cố gắng phân hủy và dọn dẹp đống chất thải bừa bộn để trả lại hoạt động bình thường cho hệ hô hấp. Điều trị kiểu y học hiện đại này chẳng khác gì việc dập tắt đám lửa khi người ta đốt rác làm vệ sinh. 

Việc dùng thuốc tây y còn tệ hại hơn là làm cho các vi khuẩn tham gia làm vệ sinh biến đổi khôn lường trước các tác động của hóa chất có trong thuốc.  Vi khuẩn cũng giống như mọi cơ thể sống khác, đều chống chọi lại và giành quyền sống trước các tác nhân bất lợi. Kết quả là, mỗi năm vi khuẩn cúm lại thay đổi cấu trúc gien mới để cho ra một loại cúm mới mà cơ thể không nhận biết được. 


Y học cổ truyền của các dân tộc trên thế giới không đặt vấn đề diệt khuẩn trong đường hô hấp làm mục tiêu khi chữa bệnh cảm cúm. Các lương y cổ truyền chỉ chú ý việc giữ ấm cơ thể, ăn các thức ăn có tính ấm nóng để hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc như gừng, quế, tỏi, chanh, trầu không, tinh dầu, vân vân. Gần đây, các bác sỹ đông y cũng đã bắt đầu yêu cầu bệnh nhân làm sạch hệ thống hô hấp trên bằng nước muối sinh lý để giúp đào thải chất độc (chất nhầy do viêm mạc tiết ra).  Đây là những biện pháp điều trị cấp bách khi vi khuẩn bội nhiễm gây ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh trong hệ thống hô hấp.

Biện pháp phòng tránh cảm cúm dài hơi hơn là tránh tích tụ chất độc trong cơ thể thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh, nghèo chất đạm có nguồn gốc từ động vật, tránh xa chất béo, đường, màu thực phẩm, các chất phụ gia và bảo quản được bổ sung trong quá trình chế biến thức ăn sẵn. Lý do là các chất hóa học này chưa từng có trong thức ăn tự nhiên của loài người nên cơ thể người không nhận biết được chúng và không có cơ chế đào thải chúng. Vậy nên cơ thể giải quyết bằng cách là tạm đưa chúng vào các mô mềm và vùng trung gian giữa các tế bào chờ giải quyết. Các chất độc tích tụ này lâu ngày trở thành nguyên nhân của tất cả các loại bệnh mà loài người đang gánh chịu. Câu nói “bệnh từ miệng mà vào” là có ý như vậy.

Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng thuận theo quy luật tự nhiên, tắm nắng, rèn luyện cơ thể kết hợp với nghỉ ngơi thiền định là những điều kiện tốt nhất hỗ trợ cơ chế tự thải độc của cơ thể. Nếu bạn làm được những điều này, thì cảm cúm sẽ mãi mãi chỉ là “hắt hơi xổ mũi qua loa” mà không gây hại gì cho cơ thể của bạn cả.



Tuấn Khanh (tổng hợp)


Từ khóa: n/a

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.