• dau-title
  • Tản Văn
  • cuoi-title

Đón đợi mùa xuân!

Thứ hai - 13/03/2023 12:10


(Ảnh: Lam Châu)

ĐÓN ĐỢI MÙA XUÂN

(Nguyễn Thu Thủy)

 

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Bữa mấy nay ngồi học, do tập trung liên tục nên quả là mình cũng không tỉnh táo - được cái nội dung nào phân tích quan trọng đều đã được nghe. Cũng rất thú vị khi những con số được đưa ra. Như tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam mới đạt hơn 0,4% GDP. Trong khi trung bình của thế giới đã trên 1,9%. Những gì gọi là thành tựu trong nghiên cứu khoa học - công nghệ còn nhỏ, khi so sánh với các cường quốc về khoa học công nghệ thì thực sự còn mỏng manh, sẽ thiếu điều kiện này nếu muốn phát triển đất nước tiến tới những mục tiêu mới. Chính phủ nhìn ra được điều này. Những con số nằm trong báo cáo của UNESCO năm 2021.

Muốn có những kết quả xuất sắc lại cần đi từ định hướng giáo dục hàng chục năm mới ra được thành quả. Nhiều trường đại học hiện nay mở ra thêm khoa mới, vẫn còn chú tâm vào dạy kinh tế tài chính, truyền thông báo chí, mảng nghiên cứu công nghệ do đó vẫn còn rất nhỏ. Thậm chí dự chi cho nghiên cứu công nghệ hiện còn chưa tiêu hết. Đều là vấn đề của nguồn nhân lực. Quốc gia ta tự hào có những trí tuệ siêu phàm đứng vào hàng top đầu thi cử thế giới, nhưng việc tìm một trưởng nhóm cho các nghiên cứu khoa học vẫn trong vòng hạn chế.

Nhưng mình tin là mọi việc đang tốt lên.

Nói câu chuyện nhỏ trong họ hàng mình thôi. Mình tuy là dân ngoại giao đi học kinh tế tài chính, nhưng các em mình chỉ có 1-2 người học giống mình, còn lại đều đã có tư duy định hướng KHCN. Ở đây chỉ bàn tới những người em, vì các em đều là gen Z, thế hệ tương lai của đất nước.

Mình có cô em họ, bữa nói về việc trên thị trường tài chính sự cạnh tranh rất gay gắt, em mình chỉ cười hiền kể ra là em ở một mình trong phòng thí nghiệm, nhưng sự cạnh tranh của em lại là đến được bục đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Nobel Prize. Em mình học y sinh, sau có thêm môn tâm lý học trẻ em. Một cô em khác của mình cũng theo đuổi hai bộ môn này. Mình có sự tự hào và hạnh phúc vô cùng với hai người em này, học bổng toàn phần liên tục, năm lớp 8 đã vanh vách kể các chu kỳ phát triển của bào thai nhân khi người chị đang khệ nệ vác bụng bầu và phàn nàn vì khó chịu. Năm lớp 6 đã có điểm thi SAT cao. Năm lớp 12 đạt học bổng vào trường top 1 quốc tế tại một quốc gia khác chuyên tâm nghiên cứu y sinh. Bé còn lại thì vừa làm vừa học mà đạt cả học bổng trường tại Úc, còn tài hoa tới mức được tham dự dàn nhạc giao hưởng tại Melbourne. Hai em vẫn thường về Việt Nam, lâu lâu gia đình vẫn bảo xong xuôi thì về nước mà làm. Ở bên kia hai đứa tiết kiệm, sống kham khổ nhiều hơn rất nhiều so với việc ở lại Việt Nam như mình. Không thì cũng nhớ mang sách về (câu này đương nhiên là của mình - mình lúc nào cũng chỉ đặt hàng các em vác hết sách về cho chị đọc, chị ko đi học nhưng chắc chắn chị sẽ đọc cho đủ). Em trai mình thì học IT. Mình rủ nó đi học làm code trading thì nó từ chối, bảo rằng e thích làm code ra cái mới, ý tưởng mới, ứng dụng cho giao thông, sức khoẻ và giáo dục.

Nghe những điều các em tâm sự mà mình thấy ấm lòng lắm. Thực ra quan trọng là vậy. Tiền có mấy cũng được chi tiêu cho giáo dục và học vấn đề làm ra những điều có ích hơn cho nhân loại.

Cho nên đối với con gái nhỏ của mình, mình cũng ủng hộ con theo đuổi đam mê và sáng tạo, một ngày nào đó làm ra những công trình để dân vùng lũ không khổ, những mái nhà tiết kiệm năng lượng và tận dụng rác thải. Tiền mẹ sẽ cố gắng chắt chiu cho con đi học, sau này về nuôi mẹ đơn giản thôi.

Bể dâu không nhất thiết là chiến tranh, đôi khi chỉ là những biến động đủ để lòng người tỉnh ngộ. Trải qua một cuộc bể dâu, chứng kiến sự vươn lên vượt qua vất vả, chứng kiến sự chuyển đổi trước mọi khó khăn, đi từ đất nước nghèo đói tới no đủ, bước sau này mong rằng sự trưởng thành của từng cá nhân, dân tộc, đất nước, toàn cầu đều là những bước đi vĩ đại và hoà bình.

Cũng đã bắt đầu rõ hơn ý tưởng viết luận sau này của mình, mình sẽ cố gắng đóng góp trên khía cạnh mình đã học và đã trau dồi kinh nghiệm học vấn từ những người đi trước và cả tầm nhìn tương lai của những người trẻ đang xây dựng.

Đấy cũng là lúc ta cùng đón đợi mùa xuân!
 

Hà Nội 08/01/2023

NTT

 

Từ khóa: ĐÓN ĐỢI MÙA XU N (Nguyễn Thu Thủy) Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Bữa mấy nay ngồi học, do tập trung liên tục nên quả là mình cũng không tỉnh táo - được cái nội dung nào phân tích quan trọng đều đã được nghe. Cũng rất thú vị khi những con số được đưa ra. Như tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam mới đạt hơn 0, 4% GDP. Trong khi trung bình của thế giới đã trên 1, 9%. Những gì gọi là thành tựu trong nghiên cứu khoa học - công nghệ còn nhỏ, khi so sánh với các cường quốc về khoa học công nghệ thì thực sự còn mỏng manh, sẽ thiếu điều kiện này nếu muốn phát triển đất nước tiến tới những mục tiêu mới. Chính phủ nhìn ra được điều này. Những con số nằm trong báo cáo của UNESCO năm 2021. Muốn có những kết quả xuất sắc lại cần đi từ định hướng giáo dục hàng chục năm mới ra được thành quả. Nhiều trường đại học hiện nay mở ra thêm khoa mới, vẫn còn chú tâm vào dạy kinh tế tài chính, truyền thông báo chí, mảng nghiên cứu công nghệ do đó vẫn còn rất nhỏ. Thậm chí dự chi cho nghiên cứu công nghệ hiện còn chưa tiêu hết. Đều là vấn đề của nguồn nhân lực. Quốc gia ta tự hào có những trí tuệ siêu phàm đứng vào hàng top đầu thi cử thế giới, nhưng việc tìm một trưởng nhóm cho các nghiên cứu khoa học vẫn trong vòng hạn chế. Nhưng mình tin là mọi việc đang tốt lên. Nói câu chuyện nhỏ trong họ hàng mình thôi. Mình tuy là dân ngoại giao đi học kinh tế tài chính, nhưng các em mình chỉ có 1-2 người học giống mình, còn lại đều đã có tư duy định hướng KHCN. Ở đây chỉ bàn tới những người em, vì các em đều là gen Z, thế hệ tương lai của đất nước. Mình có cô em họ, bữa nói về việc trên thị trường tài chính sự cạnh tranh rất gay gắt, em mình chỉ cười hiền kể ra là em ở một mình trong phòng thí nghiệm, nhưng sự cạnh tranh của em lại là đến được bục đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Nobel Prize. Em mình học y sinh, sau có thêm môn tâm lý học trẻ em. Một cô em khác của mình cũng theo đuổi hai bộ môn này. Mình có sự tự hào và hạnh phúc vô cùng với hai người em này, học bổng toàn phần liên tục, năm lớp 8 đã vanh vách kể các chu kỳ phát triển của bào thai nhân khi người chị đang khệ nệ vác bụng bầu và phàn nàn vì khó chịu. Năm lớp 6 đã có điểm thi SAT cao. Năm lớp 12 đạt học bổng vào trường top 1 quốc tế tại một quốc gia khác chuyên tâm nghiên cứu y sinh. Bé còn lại thì vừa làm vừa học mà đạt cả học bổng trường tại Úc, còn tài hoa tới mức được tham dự dàn nhạc giao hưởng tại Melbourne. Hai em vẫn thường về Việt Nam, lâu lâu gia đình vẫn bảo xong xuôi thì về nước mà làm. Ở bên kia hai đứa tiết kiệm, sống kham khổ nhiều hơn rất nhiều so với việc ở lại Việt Nam như mình. Không thì cũng nhớ mang sách về (câu này đương nhiên là của mình - mình lúc nào cũng chỉ đặt hàng các em vác hết sách về cho chị đọc, chị ko đi học nhưng chắc chắn chị sẽ đọc cho đủ). Em trai mình thì học IT. Mình rủ nó đi học làm code trading thì nó từ chối, bảo rằng e thích làm code ra cái mới, ý tưởng mới, ứng dụng cho giao thông, sức khoẻ và giáo dục. Nghe những điều các em tâm sự mà mình thấy ấm lòng lắm. Thực ra quan trọng là vậy. Tiền có mấy cũng được chi tiêu cho giáo dục và học vấn đề làm ra những điều có ích hơn cho nhân loại. Cho nên đối với con gái nhỏ của mình, mình cũng ủng hộ con theo đuổi đam mê và sáng tạo, một ngày nào đó làm ra những công trình để dân vùng lũ không khổ, những mái nhà tiết kiệm năng lượng và tận dụng rác thải. Tiền mẹ sẽ cố gắng chắt chiu cho con đi học, sau này về nuôi mẹ đơn giản thôi. Bể dâu không nhất thiết là chiến tranh, đôi khi chỉ là những biến động đủ để lòng người tỉnh ngộ. Trải qua một cuộc bể dâu, chứng kiến sự vươn lên vượt qua vất vả, chứng kiến sự chuyển đổi trước mọi khó khăn, đi từ đất nước nghèo đói tới no đủ, bước sau này mong rằng sự trưởng thành của từng cá nhân, dân tộc, đất nước, toàn cầu đều là những bước đi vĩ đại và hoà bình. Cũng đã bắt đầu rõ hơn ý tưởng viết luận sau này của mình, mình sẽ cố gắng đóng góp trên khía cạnh mình đã học và đã trau dồi kinh nghiệm học vấn từ những người đi trước và cả tầm nhìn tương lai của những người trẻ đang xây dựng. Đón đợi mùa xuân! (Năm nào từ từ sẽ rõ) Hà Nội 08/01/2023 NTT

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.