- Tản Văn
Vị thế
Thứ sáu - 31/03/2023 15:26
(Ảnh: Xuân Nguyễn)
-------------
Position - Vị thế
(Nguyễn Thu Thủy)
Năm 2014, mình ở châu Âu một thời gian, do đi học nhờ tiền học bổng chính phủ, cũng vặn vẹo mãi, may mà phỏng vấn và bài thi được Top 1 (theo lời bà giám đốc chương trình, chứ lúc đầu cũng không có suất cho mình, vì suất của mình là loại thi thử suất dư).
Thời gian đó để tiết kiệm tiền đi lại và thăm thú nhiều nơi, ngày mình chỉ ăn 1 bữa, hết thùng mì tôm với lâu lâu được chị bạn cho mình ăn những món ngon, thì còn lại mình đều ăn một combo. Combo cỡ 2.49€. Không phải Mc Donald, thì là 1 ly cafe Arabica đen 1.1€ và 1 chiếc bánh Pretzel 0.69€.
Lúc đầu ăn bánh Pretzel, mình thấy nó mặn chát, cứng ngắc, mình chắc nhẩm đúng là đồ ăn dành cho người nghèo như mình. À thì mình cũng không phải là nghèo, nhưng hồi đó thì mình rất nghèo. Thu nhập thấp hơn 10 triệu ₫/tháng, nuôi con thì tốn kém, nộp tiền ăn cho nhà chồng 5tr₫/tháng, ko có thu nhập phụ cấp nào, chồng thì càng nghèo, nên tổng quan chung là thời đó mình nghèo. Chỉ có bố mẹ cố nuôi.
Mà sau thì mình rất thích chiếc bánh Pretzel. Thích tới độ về nước, giờ nhớ mỗi cái bánh.
Nhưng do uống quá nhiều Arabica mà mình ko còn uống được cafe hạt xay rang kiểu nước mình. Và cũng vì uống quá nhiều mà mình giờ khó uống cafe. Uống luôn là loại nhẹ nhất, pha với tỷ lệ 1/3 lượng cafe của mức chuẩn.
Vị giác mình trở nên nhạy cảm hơn, và vị thế mình cũng trở nên nhạy cảm hơn mỗi năm trôi qua.
Nghe có vẻ không liên quan phải không? Nhưng thực ra là rất liên quan.
Khi bạn có vị thế ngày một khác, thì vị giác của bạn cũng vậy. Khi nghèo sẽ thấy cái gì cũng ngon. Khi giàu thì sẽ kén cảnh hơn, muốn đồ gì vào miệng cũng cần tinh sạch, thơm tho.
Khi thất thế đến Việt Vương còn ăn phân. Bảo khi làm vua trở lại liệu có ăn? Đương nhiên là không.
Trong kinh có dạy, vị giác cũng là một điều nên bỏ, ăn thì đủ no để duy trì thân xác cần năng lượng, không thấy đói không cần ăn, và cũng ko cầu kỳ vị giác nào. Bởi vì khi bỏ được vị giác bình thường thì cũng không còn vị thế đời thường nào có để mất.
Khi không còn gì để mất lại là lúc đạt được tất cả giác ngộ.
Mỗi một vị thế lại cho một bài học, khi có đủ vị thế và bài học thì chính là lúc từ bỏ vị thế.