• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Bàn về chữ "Nghiệp"

Chủ nhật - 09/01/2022 20:22


(Ảnh: Trần Bảo Toàn)


BÀN VỀ CHỮ "NGHIỆP"


Cách đây không lâu, Sharon Stone – nữ diễn viên nổi tiếng thế giới đã nhắc đến từ “nghiệp” trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông về chuyện động đất tại Trung Quốc. Điều này đã kích động nhiều xúc cảm ở Trung Quốc, nơi có những tiếng nói lên án Cô Stone khắp nơi. Mặc dù rất nổi tiếng, Stone đã đột nhiên đã bị miêu tả như một phụ nữ hung bạo người mà rất độc ác, nhẫn tâm, và làm vui trong sự đau khổ của những người khác. Với thiên tai như vậy trước mặt chúng ta hôm nay, nếu ai đó dám nói rằng đó là do nghiệp tạo ra, anh ta sẽ bị nguyền rủa bởi tất cả những người khác.


“Nghiệp” mà được nói đến bởi Sharon Stone là một khái niệm có quan hệ với sự trừng phạt, nhân quả, và nhân duyên. Điều này đến từ những bài giảng của Phật Giáo. Trong Phật giáo, người ta tin vào luân hồi, đó là niềm tin rằng một người không thật sự biến mất sau khi anh chết đi và đời người luôn tồn tại vĩnh viễn. Điều được làm trong những đời trước có thể mang lại những hậu quả cho những đời sau. Vì thế, trong Phật giáo, người ta chú trọng về những cuộc đời tương lai hơn là cuộc sống hiện tại. Họ có một câu nói, “tốt được đền báo những điều lành, và tà ác nhận lãnh nghiệp báo.” Nếu một ai đó làm việc tốt, anh ta sẽ tích đức trong đời này, và rồi trong cuộc đời kế tiếp, anh ta sẽ có nhiều may mắn, chẳng hạn như có quyền chức cao, giàu sang v. v. Mặc khác, nếu ai làm điều xấu và tà ác trong đời này, thì đời sau anh ta sẽ nhận sự trừng phạt, chẳng hạn như đau khổ từ những thảm họa thiên nhiên, bệnh tật, chết non v. v. Mục đích của sự giảng dạy có tín ngưỡng này là để giữ gìn tiêu chuẩn đạo đức con người. Vì thế con người sẽ không làm nhiều điều xấu. Nguyên lý về “nghiệp” cũng là một cách mà Phật giáo dạy người ta làm điều tốt. Vì thế, theo những sự giảng dạy của Phật giáo, “nghiệp” là một từ trung lập. Nó cơ bản là những kết quả từ những gì mà một người đã làm trước đây, trong khi kết quả có thể là tốt hoặc xấu. Từ “nghiệp” tự nó không mang ý nghĩa tiêu cực. Vì thế, người ta thật sự không nên giận dữ lên những người sử dụng từ này.


Có một câu chuyện từ thời Bao Công (Bao Chửng). Bao Công là một quan chức cao cấp vào triều đại nhà Tống và rất nổi tiếng về sự công bằng. Ông được biết bởi người thường như là “Bao Thanh Thiên” (“trời xanh” ý nói đến sự công bằng của ông). Vào lúc đó, có một thanh niên mà cha mẹ đều đã qua đời. Người thanh niên trẻ này cũng bị tàn tật và sống bằng việc xin ăn. Tuy nhiên, anh ta là một người rất tử tế và thường giúp đỡ những người khác. Ở nơi anh ta sinh sống, có một con sông không có cầu bắc qua. Con sông khá nguy hiểm và khi mực nước lên cao, không ai dám băng qua. Điều này gây khó khăn cho người dân địa phương. Người thanh niên trẻ nhìn thấy vậy và đã bắt đầu mang đá đến gần bờ sông để chuẩn bị cho việc xây cất một cây cầu. Ngày, tháng, và năm trôi qua, và những cục đá được anh ta mang đến đã tạo thành một con đồi nhỏ. Mọi người rất cảm động bởi việc làm này và đã thật sự bắt đầu cùng nhau làm việc để xây cầu. Tuy nhiên, trước khi cây cầu hoàn thành, một tai nạn đã xảy ra khi người thanh niên trẻ này đang chẻ đá, và một mảnh nhỏ đã bay vào mắt anh ta và anh ta đã trở thành đui mù. Mọi người đã thương xót và thắc mắc tại sao trời thật không công bằng và tại sao một người tử tế như vậy lại gặp những chuyện xui xẻo như thế. Nhưng người thanh niên trẻ không hề phàn nàn và anh ta vẫn tiếp tục giúp đỡ những người khác. Tuy nhiên, một thảm họa khác không ngờ đã ập lên anh ta. Một ngày nọ trong một cơn bão sấm sét, người thanh niên trẻ này đã bị sét đánh và chết đi.


Khi Bao Công nghe điều này, ông ta đã cảm thấy đầy căm phẫn. Ông ta đã viết “Thà hung ác còn hơn tử tế” trong một câu thơ thương xót cho người thanh niên trẻ. Không lâu sau, nhà vua hạ sinh một Tái Tử. Đứa trẻ sơ sinh khóc không ngừng và các đại phu (bác sĩ) của triều đình cũng đành bó tay. Họ đã mời Bao Công đến để thẩm định về tình trạng của đứa bé. Bao Công đã nhìn thấy da của đứa trẻ thật trong trắng như tuyết, trên cánh tay lại có vài chữ viết rất nhỏ. Ông bèn tìm hiểu những chữ này nói gì, ông chợt nhớ ra rằng đó là những chữ mà ông đã viết trong câu thơ cho người thanh niên đui mù và tốt bụng bị sét đánh. Bao Công giật mình kinh hoàng, ông bèn nâng cánh tay Thái Tử (cậu bé này) lên và bôi xóa đi những chữ này, chúng lập tức biến mất. Thái Tử (đứa bé) cũng lập tức ngừng khóc. Sau đó, qua một giấc mơ, Bao Công cuối cùng đã hiểu ra mối quan hệ nhân quả của cậu thanh niên trẻ. Nó như thế này, trong đời trước của cậu ta, người thanh niên đó rất đồi bại và đã tích nhiều nghiệp. Điều này đưa đến sự tàn tật của anh ta và phải sống một cuộc sống xin ăn. Tuy nhiên, trong đời này anh ta đã tử tế và trung thực và thích giúp đỡ những người khác. Vì thế, anh đã tích nhiều công đức cùng lúc anh ta cũng đã trả nợ nghiệp. Mặc dù anh ta liên tục chịu đau khổ, lòng tử tế của anh vẫn không hề thay đổi. Kết quả, những gì đã được xếp đặt để anh ta chịu đau khổ trong 3 đời thì đã hoàn toàn được hoàn trả trong một đời, và anh ta cũng được luân hồi thành một hoàng tử và được hưởng một cuộc sống giàu sang phú quý. Đây là một gợi ý đến Bao Công từ thiên đình rằng một người không nên xem xét sự việc qua những gì hiển lộ ra bề mặt.


Những ai tin vào sự tồn tại của Thần và Phật cũng tin vào nghiệp. Vì thế, những người này cố làm những điều tốt và tránh những điều xấu, với hy vọng có một tương lai sáng lạn. Những ai không tin vào Thần thường không tin vào nghiệp. Vì thế, trong mơ hồ họ đã không tuân theo luật trời và thực hiện nhiều việc xấu.

Theo CKO

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.