• dau-title
  • Trang văn
  • cuoi-title

Mùa hoa cải, Hà Nội và tôi

Thứ năm - 22/09/2022 11:37



(Ảnh: Đặng Văn Tôn)

CÂU CHUYỆN NHẠC SĨ: MÙA HOA CẢI, HÀ NỘI VÀ TÔI (LÊ VINH)


Với Lê Vinh, cũng có khá nhiều bài hát nhưng người ta nhớ đến anh nhiều nhất ở hai bài hát này. Với mùa hoa cải lời bài hát được phổ gần như đầy đủ toàn bộ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng. Đó là một bản tình ca ngọt ngào của thời chống Mỹ.


Mở đầu bài hát thật giản dị và trong sáng:


”Có một mùa hoa cải

Nở vàng trên bến sông

Ɛm đang thì con gái

Đợi anh chưa lấу chồng”


Họ gặp nhau trong một ngày nắng đẹp bên sông, những ngày cuối đông:


“Ϲó một mùa hoa cải

Ɲắng vàng trong mê mải

Ϲầm taу em bối rối

Anh nói lời уêu thương

Anh nói rồi anh đi

Ϲhiến tranh không ước hẹn

Ѕợ làm con bướm trắng

Thẫn thờ chiều ven sông”


Và rồi người lính trẻ kia mãi mãi không trở về còn người con gái vẫn đợi chờ trong khắc khoải, cho tới một ngày người con gái ấy dẫu sang ngang rồi nhưng tình yêu của cô dành cho chàng trai vẫn vẹn nguyên rực cháy nồng nàn như cải vàng rực nắng trong ngày đông hôm nào:


“Thế rồi thế rồi em

Ɓao mùa vàng rực nắng

Đợi anh mặc hoa trôi

Đợi anh trong khắc khoải

Thư đi không trả lời

Thế rồi thế rồi thôi

Ɓuồn thương hoa héo hắt

Ai cũng bảo phải quên

Ɛm đành bước sang ngang

Gửi mùa xuân ở lại

Gửi con tim cháу mãi

Ϲho người tình chờ mong

Ϲó một mùa hoa cải

Ϲhia taу bởi chiến tranh

Ɛm đã chờ đợi anh

Sao anh mãi không về”


Lời trách của người thiếu nữ với chàng trai thật dễ thương và cao thượng bởi Nàng hiểu đó là do ngăn cách của chiến tranh bởi chàng trai trước khi trở về thì phải làm tròn trách nhiệm với quê hương với Tổ Quốc. Sự hy sinh lặng lẽ của những người phụ nữ và tất nhiên cả những người thanh niên trên đất nước này thật cao cả và vô tận.  Một bản tình ca một bản hùng ca dù chẳng hề có tiếng bom rơi đạn nổ!


Với bài hát HÀ NỘI VÀ TÔI


Bài hát này cũng lại có một sự nhầm lẫn nữa. Trên rất nhiều bản thu âm hay MV hay MP3 vẫn thấy ghi là lời thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhưng thật ra bài này NS Lê Vinh viết toàn bộ cả phần nhạc và lời. Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra ở Huế nào có sinh ra ở Hà Nội nhỉ. Và tới nay cũng chẳng thấy NS đính chính hay phản hồi. Các sheet nhạc đều ghi nhạc và lời của Lê Vĩnh kia mà. 


Cũng bắt đầu thật giản dị và mộc mạc như lối viết như con người của anh:


“Nơi tôi sinh Hà Nội

Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy. 

Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó. 

Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than.

Những ngày tôi lang thang

Tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội. 

Mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi. 

Mộc mạc thôi mà bâng khuâng nhớ mãi” 


Vâng lời bài hát thật mộc mạc giản dị nhưng khó quên và không thể nào quên:


“Tuổi thơ đã đi qua không trở lại. 

Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi” 


Ai cũng có quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của riêng mình để rồi khi chia xa lại thấy tiếc nuối cái thời học trò ngắm những cánh Phượng đỏ Hồng rơi rơi bay theo chiều gió:


“Hà Nội ơi Hà Nội ơi

Cái ngày tôi chia xa Hà Nội

Giờ ra đi mới thấy lòng tiếc nuối. 

Những kỷ niệm một thời nông nổi. 

Cứ thôi thúc hoài khắc khoải nơi trái tim” 


Khắc khoải gì, của những lứa trai tuổi đôi mươi xếp bút nghiên lên đường cứu nước.  Hối tiếc gì khi tình yêu đầu đời cùng những kỷ niệm của tuổi học trò bên cổng trường thắm màu hoa Phượng. Và dẫu chia xa thì tình yêu ấy, màu hoa ấy cũng không hề phai nhạt: 


“Hà Nội ơi Hà Nội ơi

Khát vọng trong tôi tình yêu trong tôi

Thời gian có bao giờ phôi phai

Như nước Hồ Gươm xanh vời vợi

Như hương hoa sữa nồng nàn đắm đuối

Bước chân tôi qua bao nẻo đường

Vẫn mong một ngày trở về quê hương” 


Chỉ với bài hát này đủ thấy độ chín và tài năng của tác giả. Dẫu không phải người Hà Nội nhưng bất kỳ người Việt Nam nào cũng sẽ thấy  hào hùng về một Việt Nam yêu chuộng hoà bình, thấy hồ Gươm xanh, thấy hương hoa sữa mùa thu thật ấm áp ngọt ngào của thủ đô Hà Nội, trái tim của đất nước và dân tộc. 


Vâng. Hai bài hát xuất sắc của tác giả viết đã lâu, đã lưu truyền qua bao thế hệ và sẽ sống mãi cùng năm tháng.


Gã chỉ là kẻ ngoại đạo, không phô trương, không dám bàn sâu về phong cách, về âm hưởng về tiết tấu và giai điệu nhưng chỉ có một điều cần khẳng định, cái gì của La Mã thì sẽ trở về La Mã. Sự nhầm lẫn sẽ được đính chính lại như điểm tô thêm, làm sáng thêm nét đẹp  của tác phẩm, nổi lên nhân cách cho tác giả mà thôi. 


Vâng, cuộc đời mỗi người đâu có cần gì nhiều xa hoa phù phiếm, chỉ là một cánh đồng hoa cải chỉ là một cái ngõ nhỏ nằm trong con phố nhỏ. Đơn giản là thế thôi nhưng những người hát người nghe sẽ nhớ mãi và mãi mãi biết ơn và trân trọng tác giả. Cuộc đời này vốn công bằng mà. 


Bài viết đã hoàn thành, …Choàng kín chăn trong cái rét tái tê, sau khi tự thưởng cho mình một bát phở Thịnh trên đường Lý Bôn:

“… Hà Nội ơi, Hà Nội ơi. Cái ngày tôi chia xa Hà Nội…”

Trời mưa ! 

Rồi lẩm bẩm: 


“Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó. 

Trong giấc mơ tôi vẫn thầm mơ.  

Trong giấc mơ tôi vẫn thầm mơ…ơ ..ơ…!”


Âm hưởng kéo dài kết thúc bài hát của ca sĩ có cường độ lớn hơn làm gã bừng tỉnh. 


Dụi dụi mắt gã choàng tỉnh!


Nào có Hà Nội nào có đường Lý Bôn nào đâu. Tất cả chỉ là căn phòng bừa bộn của gã. 


Ừ nhỉ. Ra là gã ngủ mơ…

Trời Nha Trang mùa này vẫn đang vần vũ mưa.

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.