- Văn học dân gian
Mụn trên mặt
Thứ sáu - 27/08/2021 16:03
MỤN TRÊN MẶT
Mụn không phải là thứ tốt đẹp gì. Vừa đau, vừa xấu. Nhưng thực ra, mụn như cái biển báo, vị trí mọc mụn lại nói lên nhiều điều về sức khoẻ của ta. Hôm nay, ta thử xem, mụn mọc trên mặt, tùy vị trí thì nó nói lên điều gì. Những nội dung này có đầy trên mạng, tôi chỉ dựa vào đó, tóm lại cho dễ hiểu nên xin bỏ qua phần nêu nguồn.
1. Cằm
Cằm liên kết với ruột non, tức là ruột non có vấn đề. Ta cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh các sản phẩm từ sữa và các bữa ăn nhiều dầu mỡ, tăng ăn trái cây và rau quả, như vậy tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru và giúp tránh bị mụn.
2. Tai
Tai liên quan đến sức khỏe của thận. Việc mụn xuất hiện ở tai có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Hãy uống nhiều nước hơn để làm nhạt lượng muối dư thừa trong cơ thể.
3. Mũi
Mũi nối với trái tim. Những biểu hiện như sưng hoặc thay đổi hình củ hành của mũi là biểu hiện của huyết áp cao.
Cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh các thức uống ít năng lượng, giảm mặn, tăng uống nước, ăn nhiều trái cây và rau để thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
4. Phần má dưới
Mụn ở vị trí này có thể do vệ sinh răng miệng kém. Vấn đề trong miệng, đặc biệt là liên quan tới nướu răng sẽ khiến nổi mụn ở đây. Cần thường xuyên đánh răng, tránh thức ăn ngọt và đồ uống ngọt.
5. Gò má
Phần trên của má nối với phổi. Việc chúng ta hít phải không khí ô nhiễm có thể dẫn đến mụn ở vị trí này. Ngoài ra, vi khuẩn trên bề mặt của điện thoại di động hoặc gối ngủ của bạn cũng là những thủ phạm gây ra mụn ở đây.
6. Quanh mắt
Vùng da quanh mắt thể hiện tình trạng sức khỏe của thận. Quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu cho thấy thận yếu hoặc cơ thể thiếu nước.
7. Vùng chữ T (Chân mày + Ấn đường)
Mũi của bạn được liên kết với gan nên người nghiện rượu và những người có tổn thương gan do các nguyên nhân như ung thư thường có một cái mũi đỏ. Ngoài ra, việc mụn trứng cá mọc ở đây có khả năng do rối loạn chức năng gan.
8. Trán
Mụn trên trán là do tiêu hoá kém, thiếu nước dẫn đến cơ thể tích tui chất độc. Cần uống nhiều nước để giúp cơ thể thải độc tố nhưng tránh nước có ga hay đồ uống có caffein. Có thể uống một cốc lớn nước trà xanh vì nó chứa các chất chống oxy hóa và làm trung hòa các độc tố.
9. Mụn mọc tuổi dậy thì:
- Do rối loạn nội tiết tố: Tuổi dậy thì kèm theo sự rối loạn nội tiết tố với việc tăng sinh hormone sinh dục. Điều này kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều nhờn hơn làm bít tắc lỗ chân lông. Cùng với bụi bẩn và các tác nhân gây hại bên ngoài, nhân mụn sẽ hình thành trên nang lông.
- Vệ sinh da mặt không sạch sẽ: Việc vệ sinh da mặt thường xuyên, ổn định và đều đặn giúp làm sạch da khiến mụn không có điều kiện hình thành và phát triển. Nếu việc làm sạch da mặt không hiệu quả, vi khuẩn gây mụn sẽ có điều kiện và môi trường để sinh sôi, nảy nở. Từ đó, mụn có điều kiện phát triển và hình thành, gây nguy hại cho làn da của bạn.
- Nặn mụn không đúng cách có thể gây viêm nhiễm. Nặn mụn không đúng cách: Việc nặn mụn không đúng cách, dùng các dụng cụ không được diệt khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến mụn bị viêm nhiễm và gây nên tình trạng ngày càng tồi tệ.
- Ăn uống không khoa học: Việc ăn uống không theo giờ giấc, ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mụn ngày càng tồi tệ hơn.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài sẽ dẫn đến sự rối loạn hệ thần kinh thực vật. Từ đó, mụn có điều kiện và cơ hội hình thành, tăng sinh.
Dương Chính Chức (TH)