• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Nhấn vào bài học thành công

Thứ sáu - 20/12/2019 22:16

Sự lãng phí thời gian: Thật sự thì chỉ có hành động thì mới có hiệu quả. Chỉ tập trung những người có đầu óc (thậm chí toàn người tài giỏi cả) ngồi với nhau thôi thì vẫn chưa thể có hiệu quả mong muốn, chưa thể lớn mạnh được. Cái cơ bản là phải hành động!

Khi người quản lý giao việc cho nhân viên, cho dù đó là việc khá khó khăn thì cũng không nên cho họ thời gian dài, họ sẽ lùi lại đến ngày mai, ngày kia và dài nhất chừng nào còn có thể. Rồi đến khi có kế hoạch khác ập đến là lại bắt đầu cuống lên, rồi áp lực, rồi không thể hoàn thành, rồi lại than phiền, đổ lỗi,.... Như vậy, kết quả công việc chẳng ra gì, hệ quả cứ nối tiếp nhau mà đến. Do đó, cần đốc thúc họ hoàn thành công việc mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng: có mười đồng đi chợ, cuối ngày cộng sổ còn nhớ, đợi tới một tuần, một tháng, một năm sau.... có tài thánh rồi cũng lẫn thôi. Rồi khi xảy ra sự việc rắc rối, thái độ sẵn sàng thay đổi mới là điều quan trọng. Vậy nên, báo cáo công việc mỗi ngày là cần thiết.

Thời gian cũng chính là tiền bạc. Người kinh doanh bị dòng tiền và thời gian đuổi theo, phải nhanh nhạy và thích ứng theo hoàn cảnh.

Sự đổi mới sáng tạo: Mỗi ngày chúng ta phải đổi mới. Nếu ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua, ngày mai vẫn giống như ngày hôm nay thì chúng ta đang lùi bước. Bởi vậy, sáng tạo là động lực thúc đẩy chính mình vượt lên mình của ngày hôm qua. Ta của ngày hôm nay đã thấy ta của ngày hôm qua là lỗi thời! Và cũng như vậy, doanh nghiệp/tổ chức lớn lên là nhờ sự sáng tạo của chính họ chứ không phải là nhờ một nguồn lực nào đó có sẵn. Dù thế nào, họ cũng phải dựa vào sự nỗ lực tự thân.

Sự tự kỷ luật (self - discipline): Cứ là người có năng lực, ý chí tiến thủ và sự tự kỷ luật thì việc gì cũng sẽ làm được, cho dù phải làm việc với cường độ cao. Kỷ luật khiến cho sự sáng tạo được bền vững. Nó tạo ra sức ép, tự bạn thấy phải hoàn thành. Người tự kỷ luật chính là “người tự yêu”. Người tự yêu, là dậy từ 5h sáng, tập yoga và ngắm cây lá rung rinh ngoài ô cửa nhỏ; là giữ những sở thích hay ho (đọc sách, mê tranh sơn dầu, thường một mình đến một nơi rất xa và tinh mơ thức dậy với niềm biết ơn cuộc sống,...); là biết yêu thương những thằng đồng đội của cơ thể mình, nhất là cái dạ dày và nói “không” với việc ăn bừa bãi; là tiếp tục thực hiện các ý tưởng, các công việc đã đặt ra ngay cả khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc; zzz

Sự mạo hiểm và bài học: Một tổ chức lớn sẽ không lớn mạnh được nếu không có sự đột phá, ko dám chấp nhận mạo hiểm. Nhưng làm thế nào để phân biệt được đâu là sự liều lĩnh và đâu là sự mạo hiểm khôn ngoan mới là điều đáng nói. Sự sợ hãi thất bại là nhân tố chính cản trở sự phát triển. Hãy tự biết động viên bản thân: dù vấp ngã, thì đó cũng là một điều tốt. Khi thất bại, cũng là lúc bạn nhìn ra những điểm yếu của bản thân và của hệ thống. Hãy nhấn vào bài học thành công, tiếp tục xây dựng từ bài học thành công. Tránh sự thất bại, nhưng đừng ủ dột, chăm chăm nhìn vào sự thất bại. Không có gì tên là thất bại. Tất cả chỉ là thử thách thôi!

Trần Thị Thu Hà

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.