- ANH VŨ

Về bài thơ “Lên Lầu Quan Tước”
Lên lầu Quan Tước là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của Vương Chi Hoán. Bài thơ được tất cả những người yêu thơ Đường đều ưa chuộng, được truyền tụng từ nghìn xưa, sáng sủa trôi chảy, tả cao nhìn xa, lại chỉ dùng số từ rất ít mà mở ra triết lý thâm sâu. Đơn giản chỉ là lên một cái lầu có tên là Quán Tước để ngắm cảnh vật. Vậy mà, khoảnh khắc ngàn năm trước không mất đi. Hùng tâm tráng khí của một thi nhân nạp đầy năng lượng tư tưởng rất uyên áo, rất phong phú và cởi mở của thời Thịnh Đường được tái hiện.


Đêm tương tư
Mọi sự đều từ Duyên mà đến và đi. Kiếm một người Tương Thức thời nay đã đỏ mắt. Đâu dám nghĩ tới kẻ TƯƠNG TRI.


Về bài thơ Đường “Hồi hương ngẫu thư”
Có nhiều người trong chúng ta biết về bài thơ HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ của nhà thơ Đường theo trường phái Đạo Gia là Hạ Tri Chương. Hạ Tri Chương (659 - 744), là người Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Ông đỗ tiến sĩ năm 695, sống và làm quan ở kinh đô Trường An trên 50 năm. Ông là bạn vong niên với Thi Tiên Lý Bạch.


Một lẽ sống uyên thâm qua tuyệt tác “Ngồi một mình ở núi Kính Đình”
Thiết nghĩ, ngày nay chúng ta làm thơ Đường, chủ yếu là mô phỏng hình thức của nó thôi. Chứ cái nội dung tư tưởng, cái hồn của thơ Đường phải là nhân cách Đạo Đức vô thường, siêu thượng dựa trên một triết lý rất uyên áo của Đạo và Phật. Khốn nỗi, đây lại là hai thứ con người hiện đại sùng bái vật chất và kỹ thuật Tây phương đã bài xích và gọi là "mê tín”.


Bình bài "Tiếng trùng trong đêm đông” của Bạch Cư Dị
Trùng kêu rả rích đêm mưa Một, muôn kỷ niệm dây dưa dẫn về Dàn đồng ca quá não nề Tiếng cao, tiếng thấp, nhiều bè, bâng khuâng Trở nghiêng, chăn cuộn trong chăn


Tri âm
Trăng vẫn còn ngái ngủ Dù mới qua đêm rằm Mây giăng như khói phủ Sao rầu rầu trùm chăn Ta ngồi trên sân thượng Vuốt không gian thật mềm Tiếng nhạc thênh thênh nhẹ Lao xao những hành tinh.


Lời vô thanh của gió
Bên bờ dương liễu óng như tơ Dừng bẻ một cành, thiếp muốn nhờ Chỉ ngọn gió xuân là luyến tiếc Ân cần thổi lộng ống tay thơ.
