- Góc chia sẻ
Con thuyền của Thánh Noah
Thứ bảy - 14/03/2020 09:59
Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Ông Duane Gish (1921-2013), có tới 270 truyền thuyết của các dân tộc khác nhau trên thế giới nói về nạn Đại Hồng Thủy trên trái đất. Danh sách các nền văn hóa và nội dung truyền thuyết được đăng tải trên trang Wikipedia.
Danh sách này không bao gồm truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh kể về trận lụt khủng khiếp với sóng to gió lớn nhấn chìm hết đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của người dân vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng của Việt Nam. Chuyện kể rằng nước muốn nhấn chìm cả đỉnh núi Tam Đảo, tức là khoảng 1500 mét so với mực nước biển bây giờ.
Dĩ nhiên truyền thuyết là truyền thuyết, song nếu có gần 300 dân tộc và nền văn hóa ghi lại đại kiếp nạn này, ở những khoảng thời gian xa xưa như nhau, thì chắc những truyền thuyết đó phải được bắt nguồn từ một biến cố khủng khiếp nào đó nên không thể mờ phai trong ký ức của loài người.
Kinh Thánh có lẽ là tài liệu duy nhất ghi lại bằng chữ viết về Nạn Hồng Thủy. Qua câu chuyện về chiếc thuyền của Thánh Noah, người xưa miêu tả tương đối cụ thể về nguyên do xảy ra của kiếp nạn, ai được cứu sống và cuộc sống được hồi sinh trên trái đất như thế nào sau đại hủy diệt.
Ông Bob Cornuke, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Khảo cổ Kinh Thánh (Bible Archaeology Search and Exploration Institute) đã lần theo các giả thuyết trong Kinh Thánh và xác định tương đối vị trí đỗ cuối cùng của chiếc thuyền may mắn này. Cụ thể hơn vào năm 2007, người ta đã tìm thấy một tảng đá hóa thạch trong lòng núi ở độ cao 1400 mét trên mực nước biển, trên địa phận biên giới giữa Armenia và Afghanistan. Hóa thạch có hình dạng giống như chiếc thuyền của Noah này có hình các thanh xà gỗ với chiều dài 400 feet (120 mét), kỳ lạ thay bằng đúng kích thước của chiếc của Noah được miêu tả trong Kinh Thánh. Hóa thạch lại được bao phủ bởi rất nhiều vỏ con hà biển, chứng tỏ nó đã trôi lênh đênh trên mặt biển nhiều năm.
Nạn Hồng Thủy có lẽ là lần hủy diệt gần đây nhất còn để lại dấu vết. Liệu trong tương lai có còn kiếp nạn nào nữa hay không? Theo Nhà Phật, trái đất đã trải qua tới 81 lần hủy diệt rồi lại hồi sinh. Các tập kinh sách Đạo và Phật là hai loại kinh sách lớn nhất trên thế giới, cùng với nhiều dự ngôn đều cho rằng đại kiếp nạn vẫn còn xảy ra. Nguyên do là loài người vẫn còn quay cuồng trong những chữ tham, sân, si hay là danh. lợi, tình. Trong Kinh Thánh “sin” có nghĩa là sự tham lam của con người. Nhà Phật gọi là Tham Sân Si, ám chỉ lòng tham, sự oán hận và si mê ái tình. Các kinh sách và các truyền thuyết xưa nay đều nhắc nhở rằng kiếp nạn có thể xảy ra hàng ngày, ở các quy mô lớn nhỏ khác nhau và ảnh hưởng tới các nhóm người khác nhau, tùy thuộc vào khối nghiệp mà họ đã gây ra trong tiền kiếp. Sóng thần, động đất, núi lửa, cháy rừng, tai nạn, dịch bệnh đều là các kiếp nạn mà con người phải trải qua. Nói theo ngôn từ hiện đại, thì kiếp nạn chính là các thử thách mà người tu luyện phải trải qua để về với viên mãn vĩnh hằng.
Các tôn giáo đều nói một điểm giống nhau là khi tai họa giáng xuống, thì các vị Thần, Thánh, Giác Giả hay Sáng thế chủ luôn có cách để cứu vớt những đệ tử chân tu của họ, tức là sau mỗi kiếp nạn chỉ có một số rất ít người được cứu sống. Kinh Thánh ghi lại rằng Thánh Noah, là con đời thứ 10 của Adam và Eva, được điềm báo về đại kiếp nạn và được yêu cầu đóng chiếc thuyền dài 400 feet (khoảng một phần ba con tàu Titanic), chất lương thực và nước uống lên. Ông cũng được yêu cầu mang theo một ít súc vật, mỗi loại một đôi lên thuyền. Mọi người cười chế giễu Ông nhưng quả nhiên ít lâu sau trời mưa to và nước dâng lên hủy diệt hết cả muôn loài, Thánh Noah và con cháu cùng giống gia súc được cứu sống và lại sinh sôi nảy nở trên trái đất.
Cách che chở của mỗi Thần, Phật ở mỗi kiếp nạn cũng khác nhau. Theo Nhà Phật thì điềm báo hay sự điểm hóa về đại nạn hủy diệt cho loài người sẽ xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng không phải ai cũng nghe được, thấy được, hoặc giả có nghe thấy, nhìn thấy mà cũng không tin theo. Nhà Phật gọi đó là sự vô minh, hay là bị tham sân si, tức là các quyến rũ vật chất, tức thời làm mờ mắt mà không thấy được bản chất của sự việc. Những người sống sót sau trận sóng thần năm 2004 kể lại rằng, các loài chim chóc động vật tự nhiên đã kéo nhau ra khỏi vùng thảm họa trước đó cả mấy ngày rồi, duy chỉ có con người là không hay biết. Bằng chứng là người ta không thấy xác một con thú hoang nào trong đống hoang tàn sau sóng thần.
Đại Pháp cũng như muôn vàn các phương pháp tu Phật khác hướng chúng sinh tới cuộc sống an lành phù hợp với tự nhiên và vũ trụ, khuyên mọi người không ngừng học, tập, tự thực hành bồi dưỡng tri thức, để nhìn nhận ra bản chất của cuộc sống, của vũ trụ từ đó mà làm theo, có được những năng lượng từ vũ trụ mà thay đổi phù hợp với quy luật vũ trụ và được sức mạnh vũ trụ che chở. Đại Pháp cũng khuyên mọi người hành thiện, làm việc tốt, chăm chỉ luyện công nâng cao sức khỏe để chống lại tác động của thiên tai trong vũ trụ. Đó chính là một cách mà Thần Phật chọn để chuẩn bị cho những người chân tu (thực tu) mỗi khi có kiếp nạn xảy ra.
Trở lại câu chuyện có hay không có con thuyền của Thánh Noah? Thật là khó để mà tưởng tượng ra bối cảnh xã hội loài người cách đây mấy chục vạn năm để có thể tin hay không tin vào một truyền thuyết! Song hình ảnh con thuyền của Thánh Noah (mà mấy năm gần đây các nhà khảo cổ học tin rằng đã tìm ra nó) vẫn và sẽ mãi mãi là một biểu tượng về đức tin của con người vào sự che chở của các bậc Thánh Thần mỗi lần xảy ra đại họa.
Tuấn Khanh (tổng hợp)