• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Diễn đạt

Thứ sáu - 17/03/2023 09:34




(Ảnh: Xuân Nguyễn)
------------------

 

DIỄN ĐẠT

(Dương Chính Chức)


1. Có câu: diễn đạt ngôn từ khó hiểu một cách không cần thiết cũng là một dạng bạo lực. 


Thế mới biết những người tu hành theo tôn giáo (học kinh sách), những người học triết (học khái niệm), các nhà khoa học (học định nghĩa, định lý) khổ như thế nào. Nhưng chính vì khổ thế mà vẫn vượt qua nên sau này chả có gì làm khó họ được, nói theo kiểu tu hành thì là "tu nghịch cảnh, đạt thì sẽ kiên cố". 


Con người phàm chúng ta thì cứ nên diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nhất có thể cho nhau vì mục đích chính của diễn đạt là để người khác hiểu được ý mình, nếu đối phương không hiểu thì tức là ta thất bại (tất nhiên, trừ những trường hợp cố tình làm cho khó hiểu theo kiểu dài dòng, chơi chữ). Đấy là lý do mà ta nên coi trọng việc học văn, tức học cách biểu đạt. 


Ví dụ chúng ta có 2 câu A và B sau đây: 


A. If there are any points on which you require explanation or further particulars we shall be glad to furnish such additional details as may be required by telephone. 


(Ý là nếu quý khách có điều gì cần giải thích, hay tìm hiểu cụ thể thêm, xin hãy điện thoại, chúng tôi luôn vui lòng cung cấp thêm nội dung cụ thể. 만약 설명이나 세부사항에 대해 요구할 점이 있다면 전화를 통해 기꺼이 추가 세부사항을 제공해 드리겠습니다). 


B. If you have any questions, please phone.

(Nếu quý khách có điều cần hỏi, xin hãy điện thoại.

여쭤보실 게 있다면 전화 주세요). 


Câu 1 nghe thì thích nhưng từ, ý sáo rỗng không cần thiết rất nhiều. Nó là người nghe mất tập trung và mất thời gian, nhất là khi có việc gấp. 


Câu 2 ngắn, vẫn bảo đảm đủ ý của Câu 1 và vẫn lịch sự. 


Thế nên, hãy dùng Câu 2. 


2. Nếu có bạn nào, bây giờ hoặc sau này đang là người sử dụng dịch vụ phiên dịch thì hãy cố gắng diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn, không khó hiểu, không lặp ý. Các phiên dịch, sau mỗi buổi dịch thường nói với nhau vài câu kiểu:

- Hôm nay dịch thích thế, bác ấy nói dễ hiểu lắm.

- Èo, hôm nay ức chế, chả hiểu ông ấy nói gì luôn, chả hiểu làm sếp cái kiểu gì.

- Bác gì ấy hôm nay nói rõ dài mà chả có ý tứ gì. 


3. Vài ví dụ về sự diễn đạt phức tạp: 

- Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận, nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận. 


- Đói tuy là hiện tượng đối nghịch với no nhưng không hẳn khi ta không no tức là ta đang đói, hoặc khi ta không đói có nghĩa là ta đang no, đôi khi đói chỉ là cách thể hiện rằng ta đang thèm ăn kể cả khi ta không đói. 


- Bố anh nói rằng bố em rất nhân từ và mẹ em rất đẹp và anh cũng nghĩ như thế. Anh có nói với bố rằng anh muốn con anh có những đức tính đó của bố em và nét đẹp của mẹ em. Bố anh cũng nhất trí với anh thế. Bố con anh cho rằng để làm được vậy thì cách duy nhất khả thi là chúng ta phối hợp sinh con. Anh tin em đồng ý về tính logic này. Mà để làm được vậy thì ta phải cưới nhau. Và anh tin rằng em cũng thấy cách đó là rất hợp lý. 


- Vẫn nói rằng muốn đến với nhau thì phải có tình yêu. Nó là chất kết dính, là lực hút, là động lực. Thế thì vì sao có nhiều người yêu nhau mà vẫn không đến được với nhau? 


- Anh, tại sao anh yêu em?



Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.