• dau-title
  • Văn học dân gian
  • cuoi-title

Động dĩ tĩnh vi mẫu

Thứ sáu - 12/01/2024 15:13




ĐỘNG DĨ TĨNH VI MẪU, NGHI NÃI NGỘ CHI PHỤ

(Dương Chính Chức)



Động dĩ tĩnh vi mẫu (tiếng Hàn 동이정위모 의내오지부 tiếng Hán 動以靜爲母 疑乃悟之父 - động dĩ tĩnh vi mẫu, nghi nãi ngộ chi phụ). Ở đây, động - ồn ào, dĩ - lấy, tĩnh - lặng, vi - làm, mẫu - mẹ, nghi - nghi vấn, nãi - là, ngộ - vỡ lẽ, chi - của, phụ - cha.


Đây là một khái niệm thuộc về triết lý của Đạo và Thiền. Động lẫy Tĩnh làm mẹ, Nghi là Cha của Ngộ.


Ngụy Nguyên (위원 - 魏源), thi sĩ Trung Hoa thời nhà Thanh, người từng nếm trải đắng cay thời cuộc qua 2 sự kiện nổi tiếng là Chiến tranh nha phiến và loạn đảng Thái bình thiên quốc, đã viết tập thơ Minh mạt sở thạch chư thiền sư hòa tam thánh thi (明末楚石諸禪師和三聖詩 - 명말초석제선사화삼성시) và câu "động dĩ tĩnh vi mẫu, nghi nãi ngộ chi phụ" nằm trong tập thơ này.


Chắc đã có nhiều giải thích về quan hệ động tĩnh (동정-動靜). Nếu hoa trái lá cành là thể hiện của động thì gốc rễ cây đó là biểu thị cho tĩnh. Gốc rễ càng lớn, càng sâu thì hoa trái lá cành xum xuê. Nếu mũi tên là động thì thân cung là tĩnh. Thân cung càng vững thì tên bay càng mạnh, càng xa. Người ta nói "Tĩnh" chính là mẹ của động, là sự "thai nghén" cho động. Với con người, tĩnh nhiều được gọi là trầm tĩnh. Càng trầm tĩnh, càng sáng suốt.


Về nghi ngộ (의오 - 疑悟), cũng đã có nhiều lời giải thích. Nghi là đặt ra câu hỏi, để tìm chân lý phá vô minh. Nghi nhiều thì sẽ giác ngộ nhiều. Người càng đặt nhiều câu hỏi, càng đi tìm lời giải thì càng hiểu biết nhiều hơn. Nói cách khác, một người hiểu biết, giác ngộ không phải là người ta không nghi mà là đã từng nghi và tìm được lời giải.


Con người ta, sống đừng động quá, đừng ồn ào náo nhiệt quá, đừng nóng nảy quá. Khi nào thấy bất ổn, thấy mệt mỏi thì tốt nhất hãy để cơ thể và tinh thần nghỉ ngơi, rồi ta từ từ nghĩ xem tại sao lại thế. Thế là biết Nhẫn, là sống minh triết.


À, có điều, động cho đáng động, nghi cho xứng nghi, chứ đừng động, nghi nhỏ nhặt, vụ vặt và vô nghĩa kiểu chạy nhảy, vui chơi, ngờ vực.

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.