- Văn học dân gian
Minh kính chỉ thủy
Thứ ba - 06/08/2024 15:15
MINH KÍNH CHỈ THỦY
(Dương Chính Chức)
Minh kính chỉ thủy (tiếng Hàn 명경지수 - tiếng Hán 明鏡止水 - Minh kính chỉ thủy). Ở đây: minh - sáng, kính - gương, chỉ - dừng, thủy - nước.
Ý câu này là gương trong, nước lặng, tức là chỉ có thể soi mình với một chiếc gương sáng, không phủ bụi và trên một dòng nước tĩnh lặng, không chảy.
Câu này trong thiên "Đức Trung phù" (덕충부편-德充符篇) của Trang Tử (장자-莊子), kể câu chuyện liên quan đến Khổng Tử.
Thời nhà Lỗ có Vương Đài (왕태-王駘), tuy bị tật nguyền nhưng số đệ tử của ông ấy chả khác của Khổng Tử là mấy. Học trò của Khổng Tử thấy vậy thắc mắc, rằng sao tật nguyền vậy lại nhiều người theo vậy.
Khổng Tử mắng: ăn nói cho cẩn thận. Đấy là thánh nhân, ta còn muốn bái làm thầy; "nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy, duy chỉ năng chỉ chúng chỉ" (인막감어유수, 이감어지수, 유지능지중지 (人莫鑑於流水, 而鑑於止水, 唯止能止衆止) (tức người ta không ai soi ở làn nước chảy, mà soi ở làn nước tĩnh, chỉ khi muốn tĩnh thì mọi sự mới tĩnh).
Minh kính, chỉ thủy là ám chỉ Tâm. Tự mình soi xét bản thân thì Tâm phải bất động. Người như tấm gương không vướng bụi đời, như dòng nước đã trầm, tĩnh, thôi không lăng xăng ắt sẽ thành tựu trong việc tu dưỡng bản thân.