- Văn học dân gian
Kinh cung chi điểu
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 경궁지조 (驚弓之鳥 - kinh cung chi điểu). Ở đây, kinh - sợ, cung - cây cung, chi - là, điểu - chim. Câu này có nghĩa là chim sợ cây cung, ý là con chim đã một lần trúng tên thì nhìn thấy cây cung không tên, hay cành cây cong cong hình cây cung là giật mình sợ hãi
Nguyệt ấn thiên giang
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 월인천강(月印千江 - nguyệt ấn thiên giang). Ở đây, nguyệt - trăng, ấn - để dấu vết, thiên - nghìn, giang - sông. Câu này có nghĩa là mặt trăng phủ ánh sáng của mình lên nghìn con sông.
Châm tiểu bổng đại
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 침소봉대(針小棒大 - châm tiểu bổng đại). Ở đây, châm - kim, bổng - gậy, tiểu - nhỏ, đại - lớn. Câu này, nếu cứ chữ mà xét thì chỉ là "kim nhỏ gậy lớn", chả có nghĩa gì. Nhưng hàm ý câu này là thổi phồng sự thật,
Cách thế chi cảm
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 격세지감 - 隔世之感 - cách thế chi cảm. Ở đây, cách - ngăn trở/tách biệt, thế - thế giới, chi - của, cảm - cảm giác. Câu này có nghĩa là có cảm giác ở một không gian hoàn toàn khác với nơi ta vốn thuộc về.
Đại kinh thất tính
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 대경실성 (大驚失性 - đại kinh thất tính). Ở đây, đại - lớn, kinh - hãi, thất - mất, tính - tinh thần, bản sắc. Câu này có nghĩa là sợ quá nên mất tinh thần, mất hết cả thần sắc (몹시 놀라 얼굴빛이 하얗게 질리다).
Kinh thiên động địa
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán, Việt : 경천동지(驚天動地 - kinh thiên động địa). Ở đây, kinh - làm hoảng hốt, thiên - trời, động - làm chấn động, địa - đất. Đây là câu quen thuộc với người Việt. Câu này dùng để mô tả sự kiện lớn, bất ngờ đến mức trời phải thất kinh, đất phải chấn động
Tiên ưu hậu lạc
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 선우후락 (先憂後樂 - tiên ưu hậu lạc). Ở đây, tiên - trước, ưu - lo, hậu - sau, lạc - vui. Câu này có nghĩa là lo trước, vui sau. Đây không phải là một câu về nhân quả kiểu "khổ trước sướng sau" mà là thể hiện tâm thái của kẻ trí: