- DƯƠNG CHÍNH CHỨC
Thành ngữ: Khua cỏ dọa rắn
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán và Việt: 타초경사 - 打草驚蛇 - đả thảo kinh xà. Ở đây, đả là đánh, thảo - cỏ, kinh - làm cho sợ, xà - rắn. Câu này có nghĩa là khua cỏ dọa rắn. Hàm ý câu này là đánh A để răn đe B, hoặc dùng A làm mồi nhử bắt B lộ nguyên hình (do B có tật giật mình).
Thành ngữ: Phá phủ trầm thuyền
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán, Việt: 파부침선(破釜沈船 - phá phủ trầm thuyền). Ở đây, phá - đập, phủ - niêu/chảo, trầm - làm chìm, thuyền - thuyền. Nghĩa câu này là đập vỡ nồi niêu xoong chảo, đánh đắm thuyền. Có câu tương tự là 파부침주 (破釜沈舟 - phá phủ trầm chu) với chu cũng nghĩa là thuyền.
Thành ngữ: Ô phi thố tẩu
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 오비토주(烏飛兔走 - ô phi thố tẩu). Ở đây, ô - quạ, phi - bay, thố - thỏ, tẩu - chạy. Nghĩa câu này là quạ bay thỏ chạy. Trong số loài chim thì quạ được coi là loài chim bay nhanh. Trong số loại thú thì thỏ đại diện cho loài chạy nhanh.
Thành ngữ: Đồng khổ đồng lạc
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán, Việt: 동고동락(同苦同樂 - đồng khổ đồng lạc. Ở đây, đồng - cùng, khổ - đắng, lạc - vui. Nghĩa câu này là cùng chia sẻ sự vui và khổ.
Thành ngữ: Quất hóa vị chỉ
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán,Việt: 귤화위지 (橘化爲枳 - quất hóa vị chỉ. Ở đây, quất - cây quất, hóa - biến thành, vị - làm, chỉ - cây chỉ/quất hôi/chanh gai. Câu này có nghĩa là Quất ở bờ nam (江南) mà mang sang bờ bắc (江北)trồng thì ra cây quất hôi (hay còn gọi là cây chanh gai, xú quất, cẩu quất).
Nhớ… Bà tôi
Lần đầu tiên tôi nghe Phạm Công - Cúc Hoa và Truyện Kiều là khi tôi học lớp 4, mà không phải chỉ nghe đọc vèo vèo vậy đâu, vừa nghe vừa được giảng và cắt nghĩa hẳn hoi, được hiểu về thế nào là Tình, thế nào là Nghĩa, thế nào là Đức, thế nào là Hiếu, thế nào là Thiện, thế nào là Ác.