- ANH VŨ
Chuyện tình hạt cát
Đức Phật giảng rằng: Trong hạt cát Có tam thiên, đại thiên thế giới Ta và em Những hạt cát nông nổi Mải mê luân hồi đắm đuối những cuộc chơi
Sáng yên lành
Sáng yên lành Với xanh xanh Cùng cành lá Cùng người hoa Tim hoan ca Cùng im lặng Nghe sâu lắng Những tầng trời
Ta trở lại ngày xưa ta bé
Ta lùi lại một thời, tuổi thơ nhớn nhác Cùng dầm mưa lem luốc bùn quê Ta lùi lại trên những dòng sông lạc Bến sông nào là chẳng phải bến Mê?
Hè đã về
Tháng Năm rồi Ta để lại sau lưng Tuổi học trò một thời thanh thản Nắng vàng nhuộm trời Trời nhuộm nước đến thật xanh Mây trắng lơ thơ nhuộm sóng thành trắng thế...
Giấc mộng Trang Chu
Có một lần kia Trang Chu mộng thấy mình là bướm Thế là phấp phới bay, bướm mà Tự mình thích chí lắm! Không còn biết gì Chu Bỗng nhiên rồi thức giấc Thì lạ lùng chưa, lại là Chu Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm Hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?
Nghĩ về hoa
Anh Đào mong manh, Hoa Chuông trắng ngần Giai điệu thanh khiết Ướp vào lá xanh Tigon là tim Lửng lơ nhỏ lệ Nặng trĩu màu hồng Gượng cùng nhân thế Hải Đường kiêu sa Tràn căng, lộng lẫy Anh Túc run rẩy Trên đỉnh rét gào Cánh mong manh vậy Thèm muốn, khát khao
Sự tinh tế riêng cho sáng tạo và thưởng thức Nghệ thuật xưa
Nói về Thơ Đường, có thể thấy ngay đó là sự sáng tạo tuyệt vời về ngôn ngữ. Bởi thơ Đường là ý tại ngôn ngoại, là thơ ít lời mà nhiều ý, ý ở ngoài lời. Mỗi bài thơ giống như một bài toán ngắn gọn nhằm giải đáp một vấn đề xã hội nào đó.