- Văn học dân gian
Nhất thủy tứ kiến
Thứ hai - 13/03/2023 13:05
(Ảnh: Kim Anh)
NHẤT THỦY TỨ KIẾN
Nhất thủy tứ kiến (一水四見 (일수사견).
Ở đây, nhất là Một, thủy là Nước, tứ là Bốn, kiến là Sự nhìn nhận.
일수사견(一水四見, nhất thủy tứ kiến) - một loại nước, bốn cách nhìn (한 가지 물을 네 가지로 보다), ý nói cùng một thứ nhưng tùy quan điểm người nhìn mà khác nhau.
Cái này có người nghĩ nó giống với câu "thầy bói xem voi", nhưng thực ra không phải. Thầy bói xem voi là phê phán cách nhìn hạn hẹp, cục bộ, lấy 1 suy 10. Còn câu "nhất thủy tứ kiến" nó khác. Đây là vấn đề lăng kính.
Người cõi trời thì coi nước như cái hồ ngọc, gọi là "Thiên kiến thị bảo nghiêm trì" (天見是寶嚴池, 천견시보엄지), con người thì coi nước thuần túy dùng để uống, để rửa, gọi là "Nhân kiến thị thủy" (人見是水, 인견시수), con cá thì coi nước là nhà để sống, gọi là "Ngư kiến thị trú xứ (魚見是住處, 어견시주처), rồi ngã quỷ thì coi nước như máu mủ tanh hôi, gọi là "Ngã quỷ kiến thị nùng huyết (餓鬼見是膿血, 아귀견시농혈). Bốn chủ thể nhìn nước theo quan điểm của mình. Thế nên cũng có kết luận rằng "nhất thủy tứ kiến" chính là "nhất thủy tứ kiến minh cảnh phi hữu" (一水四見 明境非有, 일수사견 명경비유), ý là chẳng cảnh giới nào mà ai ai cũng nhìn giống hệt nhau.
Câu mà ta hay nói là "nhất thiết do tâm tạo" ( 一切唯心造, 일체유심조) cũng chính là một trong các căn cứ để có câu "nhất thủy tứ kiến" nêu trên.
Kết luận là do mỗi người một cách nhìn và chưa hẳn ai đúng ai sai, vậy cứ nên tôn trọng sự khác biệt, coi đó là điều để tham khảo. Tham khảo không phải để so ai đúng ai sai mà để hiểu tại sao thiên hạ lại khác ta.