- Văn học dân gian
Tìm hiểu thành ngữ: Sáng ba chiều bốn
Thứ ba - 31/12/2019 19:22
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán, Việt: 조삼모사 (朝三暮四 - triêu tam mộ tứ. Ở đây, triêu - buổi sớm, mộ -buổi chiều, tam - ba, tứ - bốn.
Ý câu này là sáng ba chiều bốn.
Có chuyện kể rằng thời nhà Tống có ông già nuôi khỉ, gọi là Thư Công (저공 - 狙公; Thư cũng có nghĩa là khỉ). Số khỉ ngày càng nhiều, lượng hạt sồi (도토리) nuôi khỉ ngày càng khan hiếm, không đủ cho khỉ ăn thả cửa như trước nữa.
Một ngày, Thư Công gọi lũ khỉ lại nói: "Tình hình giờ khó khăn, hạt sồi ngày càng hiếm, cần tiết kiệm. Từ mai, ta sẽ phát cho mỗi đứa 4 hạt vào buổi sáng, 3 hạt vào buổi chiều để ăn". Bọn khỉ thấy suất ăn bị hạn chế nên phản đối rần rần.
Thư Công thấy vậy bảo: "thôi được, vậy sáng 3 hạt, chiều 4 hạt vậy". Bọn khỉ thấy Thư Công nhượng bộ nên khoái chí đồng ý. Chúng không biết là đã mắc bẫy tâm lý của Thư Công, thực chất, mỗi ngày chúng vẫn sẽ chỉ nhận 7 hạt.
Ở Triều Tiên, Hàn Quốc, câu này được hiểu là chê kẻ ngu đần, nghĩ ngắn, không biết được bản chất sự việc (당장 눈앞에 닥친 현실에만 급급하고 촟체를 모르는어리석은 사람).
Ở Việt Nam và Trung Quốc hiện có thêm cách hiểu khác, chỉ người thiếu nhất quán (변덕이 심하고 일관성이 부족한 사람), sáng nói ba, tối nói bốn, "sáng nắng, chiều mưa" hay "sáng Tần chiều Sở". Nhưng theo nội dung truyện Thư Công thì cách hiểu ấy là sai hoàn toàn.
Tuy nhiên, dùng lâu hiểu thế thành quen nên ta cứ dùng thôi. Có điều là dùng cho đúng nơi thôi.
Dương Chính Chức