- Văn học dân gian
Thiên tân vạn khổ
Thứ hai - 17/04/2023 10:50
THIÊN TÂN VẠN KHỔ
Thiên tân vạn khổ (Tiếng Hàn: 천신만고 - Tiếng Hán: 千辛萬苦 ) ở đây, thiên - nghìn, tân - cay, vạn - vạn, khổ - đắng. Câu này nghĩa là "nghìn cay vạn đắng", hay như tiếng Việt vẫn nói là "trăm đắng ngàn cay".
Với tiếng Việt, "trăm đắng ngàn cay" là chỉ về sự khổ ải, cơ cực của bất kỳ ai đó. Nhưng bên Triều/Hàn, câu 천신만고 (thiên tân vạn khổ) dùng nhiều trong việc tả về sự gian khổ của cha mẹ khi nuôi con, nói cách khác, đấy là sự đánh giá mang tính hàm ơn của con cái đối với cha mẹ. Việt Nam ta có câu: cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể....
Bên tiếng Việt, "Tân" ít được biết với nghĩa cay. Bên tiếng Hàn thì rất rõ. Ngay cái mì ăn liền "신라면" cũng có chữ "辛", chính là ám chỉ mì có vị "cay" ấy.
Với chữ "Khổ" (苦), cả Trung, Triều/Hàn, Nhật, Việt đều hiểu đấy là khổ, nhưng chắc chỉ Việt Nam là không biết nhiều "苦" (Khổ) là đắng, thậm chí biết "khổ qua" là dưa đắng nhưng cũng chả hiểu sao lại nói thế. Hay nghe câu "khổ tận cam lai" thì chỉ hiểu là hết khổ đến sướng chứ không mấy ai biết nghĩa đen là hết đắng thì đến ngọt...
Câu này được cho là có xuất xứ từ 1 đoạn văn trong Đôn Hoàng Văn Hiến (敦煌文獻 - 돈황뭄헌): "父母種種養育 千辛萬苦 不憚寒喧) (phụ mẫu chủng chủng dưỡng dục, thiên tân vạn khổ bất kị hàn huyên), tức là cha mẹ xưa nay, nuôi nấng con cái, ngàn cay vạn đắng, chẳng ngại nóng lạnh. Không rõ diễn giải thế đúng không, Cụ nào rành thì đính chính giúp, nhất là hai chữ "hàn huyên" (hình như là chỉ sự "lạnh nóng", chứ không phải "trò chuyện")